1. Nguồn gốc
Giống cao su RRIV 103 do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam lai tạo vào năm 1982 với phổ hệ bố mẹ là RRIC 110 x RRIC 123, Giống được đưa vào trồng cho khác khu vực trong cả nước từ năm 2011 đến nay, Giống RRIV 103 có tên gố là LH 82/92.
2. Đặc tính
– Sinh trưởng khỏe trong giai đoạn KTCB ở hầu hết các vùng trồng cao su, tăng vanh trong khi cạo tốt;
– Năng suất: Năng suất khá ở vùng Đông Nam Bộ, năng suất đạt trên 2,5T/ha từ năm thứ 4 có kích thích. Năng suất thuộc nhóm dẫn đầu trên khảo nghiệm giống ở Tây Nguyên;
– Đặc tính hình thái: Thân thẳng, tán cao, rậm và xanh đậm;
– Chống chịu bệnh hại: Dễ nhiễm bệnh nấm hồng, nhiễm rất nhẹ với các bệnh phấn trắng, Corynespora;
– Chống chịu điều kiện bất thuận: Chịu rét khá, chịu gió khá;
– Các đặc tính khác: Khả năng tái sinh cành, nhánh rất tốt (khi bị cưa cắt hoặc do nầm hồng);
– Thông số sinh lý mủ: Đường trung bình, TSC rất cao; đáp ứng khá với chất kích thích mủ;
– Đặc tính cao su: Mủ nước màu vàng, DRC cao (> 40 %); độ dẻo ban đầu Po rất cao (>50); tương ứng độ nhớt Mooney rất cao (> 90); chỉ số duy trì độ dẻo PRI trung bình (> 70); cốm chín có màu vàng sậm hơi nâu (màu Lovibond 5,0).
3. Một số khuyến cáo
– Sản xuất diện rộng cho vùng ít thuận lợi như miền Trung, Tây Nguyên và Tây Bắc;
– Lưu ý: Các năm đầu KTCB không cắt ngọn tạo tán.