Khác với các loại cây trồng khác, các bệnh gây hại cho cây cao su phổ biến tại Việt Nam do nấm và yếu tố phi sinh vật (như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, sinh lý, ngộ độc,…). Chưa có một ghi nhận nào bệnh do vi khuẩn, virus và tuyến trùng.
Triệu chứng đôi khi có sự biến đổi tùy theo môi trường và giai đoạn bệnh. Vì vậy một khi xuất hiện, cần quan sát, theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng trước khi có biện pháp giải quyết đúng nhất. Việc xác định đúng bệnh sẽ có biện pháp xử lý có hiệu quả và kinh tế nhất. Đã có một số trường hợp xác định không đúng dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Do cây cao su là cây dài ngày, nên hậu quả sẽ ảnh hưởng kéo dài, đôi khi suốt chu kỳ kinh tế của cây.
Bệnh hại trên cây cao su xuất hiện trên lá, thân, mặt cạo và rễ, cụ thể gồm những bệnh như sau:
1. Bệnh trên lá
– Bệnh phấn trắng
– Bệnh héo đen đầu lá
– Bệnh rụng lá mùa mưa
– Bệnh Corynespora
– Bệnh đốm mắt chim
– Bệnh rụng lá Pestalotiopsis
– Cháy nắng
2. Bệnh thân – cành
– Bệnh Botryodiplodia
– Bệnh nấm hồng
– Khô ngọn khô cành
– Bệnh loét sọc mặt cạo
– Bệnh thối vỏ Fusarium
– Khô mặt cạo
3. Bệnh trên rễ
– Bệnh rễ nâu
– Bệnh lở cổ rễ